Hotline tư vấn miễn phí0815067989 - 0937495111

Bạn đã biết quá trình niềng răng diễn ra như thế nào chưa?

16-04-2023

Nhiều bạn vẫn thắc mắc về quá trình niềng răng sẽ diễn ra như nào. Hãy cùng Nha khoa Phố Cổ tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Các trường hợp nên đi niềng răng?

Niềng răng không chỉ cải thiện sức khỏe, ngoại hình của răng miệng mà còn phòng ngừa các biến chứng do răng xô lệch, sai khớp cắn gây ra. Nếu bạn đang ở một số trường hợp dưới đây bạn nên đi niềng răng để cải thiện nụ cười:
  • Răng bị thưa: các răng không còn đều hoặc có khoảng trống giữa chúng
  • Răng khấp khểnh, mọc chen chúc: răng mọc chồng lên nhau, răng mọc xô đẩy gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.
  • Răng hô: răng hàm trên chìa ra, hàm dưới thụt vào gây mất thẩm mỹ
  • Răng móm: hàm dưới chìa ra, hàm trên thụt vào
  • Khớp cắn ngược: hàm trên thụt vào, hàm dưới nhô ra che phủ hàm gây tình trạng mặt lưỡi cày
Trước khi quyết định đi niềng răng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nha khoa để đánh giá tình trạng răng miệng của mình và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhé!

Quá trình niềng răng diễn ra như thế nào?

Bước 1: Kiểm tra và đánh giá

Bước đầu tiên của quy trình niềng răng là kiểm tra và đánh giá tình trạng răng của bệnh nhân. Bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành thăm khám, chụp hình chụp X-quang và lấy dấu răng để đánh giá vị trí và chẩn đoán tình trạng răng.

Bước 2: Lập kế hoạch điều trị

Sau khi đã đánh giá được tình trạng răng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ lập kế hoạch điều trị phù hợp. Kế hoạch này sẽ bao gồm loại niềng răng phù hợp, thời gian điều trị và chi phí.

Bước 3: Làm sạch răng và điều trị các vấn đề về răng miệng khác

Trước khi bắt đầu niềng răng, bạn cần phải chăm sóc và vệ sinh răng miệng thật kỹ lưỡng. Nếu có các vấn đề như sâu răng, nhiễm trùng nha khoa hoặc viêm nướu, bạn phải điều trị chúng và bác sẽ lấy cao răng trước khi bắt đầu quá trình niềng răng.

Bước 4: Lắp mắc cài

Tiếp theo đó, bác sĩ nha khoa sẽ bắt đầu quá trình niềng răng. Họ sẽ đính các mắc cài lên răng, sau đó sử dụng dây cung nằm trên rãnh mắc cài để điều chỉnh vị trí răng. Thời gian đeo thời gian đeo niềng sẽ rơi vào khoảng từ 18 đến 24 tháng tùy vào từng tình trạng răng.

Bước 5: Tái khám định kỳ

Bên cạnh việc điều chỉnh mắc cài và dây đeo, bác sĩ sẽ kiểm tra thường xuyên tình trạng răng của bệnh nhân để đảm bảo quá trình niềng răng đang tiến triển đúng cách. Việc tái khám định kỳ sẽ cách nhau trung bình 4 - 6 tuần

Bước 6: Tháo niềng răng, đeo hàm duy trình

Sau khi quá trình niềng răng kết thúc, bác sĩ sẽ tháo bỏ mắc cài và dây đeo ra khỏi răng của bệnh nhân. Sau đó, bạn sẽ được chỉ định đeo hàm duy trì để đảm bảo răng không di chuyển trở lại vị trí cũ. Tùy vào tình trạng răng mà thời gian đeo hàm cũng khác nhau. Bạn phải đeo hàm duy trì liên tục trung bình trong 6 tháng, 22h giờ mỗi ngày. Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích về quy trình niềng răng. Mặc dù quá trình này mất nhiều thời gian và đòi hỏi sự kiên nhẫn nhưng kết quả cuối cùng sẽ đem lại sự tự tin và một nụ cười tươi sáng. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ niềng răng uy tín thì Nha khoa Phố Cổ sẽ là một lựa chọn phù hợp với bạn. Liên hệ hotline của chúng tôi để được tư vấn miễn phí bạn nhé!  

Bài mới

Nhận tư vấn

Đăng kí tại đây để nhận liên hệ từ chúng tôi và được tư vấn sắc đẹp miễn phí

Bài viết ngẫu nhiên